Thông Tin phim
CHIẾN DỊCH SÓI SA MẠC
The Hurt Locker (2008)
Status:Hoàn Tất SubViet HD
Thể loại: Phim Hành Động, Phim Tâm Lý, Phim Chiến Tranh
Quốc gia: Mỹ
Đạo diễn: Kathryn Bigelow
Diễn viên: Jeremy Renner, Anthony Mackie, Brian Geraghty, Guy Pearce, Ralph Fiennes, David Morse, Evangeline Lilly, Christian Camargo, Suhail Aldabbach, Christopher Sayegh, Nabil Koni, Sam Spruell, Sam Redford, Feisal Sadoun, Barrie Rice
Thời lượng: 131 phút
Năm phát hành: 2008
Thông Tin Phim
Phim Phim Hành Động Phim Tâm Lý Phim Chiến Tranh : Chiến Dịch Sói Sa Mạc (2008), Hoàn Tất SubViet HD
Giống như phần lớn các bộ phim Oscar khác, “The Hurt Locker” tạo ra một lớp sương mù dày đặc trong hầu hết thời gian (và sau khi xem xong) trong tâm trí. Nó là sự kết hợp khá khớp giữa những yếu tố nghệ thuật mà – không hiểu sao – mỗi cảnh phim lại gợi nhớ đến “No country for old men”, dù ít có sự tương đồng về nội dung: cái nhịp phim lê thê, có vẻ dài đến vô tận, không khí căng thẳng cực độ, tính cách nhân vật rất đặc thù vừa mang tính hình tượng lại vừa mang tính đại chúng (nghĩa là ta vừa cảm thấy rất mới lạ lại như mới gặp ở đâu đó trên đường về từ siêu thị). Trên hết là những tầng tầng lớp lớp ý nghĩa đan xen, không có một chủ đề nào là chính hay là phụ, tạo ra nhiều hướng rẽ trong tư duy. Đơn giản thế này, người ta sẽ bực mình vì không quán triệt được nội dung phim, nhưng lại hài lòng khi thấy đạo diễn lên ẵm tượng vàng.
Là bộ phim chiến tranh, đề tài không mới, dù cho là chiến tranh Iraq . Những Grace is gone, In the valley of Elah,Redacted… ra đời trước đó đã chứng mình cho chân lý “mọi thứ đều có thể lên phim” của Hollywood . Nhưng hầu hết đều thất bại thảm hại, khiến người ta dành hẳn cả một lời nguyền dành cho dòng phim về Iraq này, về cái “dớp” khi làm phim về cuộc chiến bắt đầu năm 2003. “The hurt locker” còn bất lợi hơn nhiều so với các “thế hệ” đi trước: đạo diễn là phụ nữ và không mấy thành công trước đó, kinh phí cực thấp: 11 triệu Đôla (Avarta là 300 triệu), khi trình rạp cũng không thu hút được khán giả. Con đường đến giải Oscar còn gian nan hơn: đạo diễn sản xuất bị cấm dự giải, những cựu binh Iraq lên tiếng phản đối là phản ánh không đúng sự thật, một thành viên của BGK gửi mail cho những người khác khuyến khích bầu cho phim bị phát hiện, gây nên bất bình cho khán giả.
Nếu người xem chờ đợi một bộ phim hoành tráng cỡ“Saving Private Ryan” hay “Chindler’s list”, chắc chắn chỉ 30 phút đầu phim sẽ khiến họ bỏ về. “The hurt Locker” không có những yếu tố thường thấy (và thường ăn khách) của dòng phim chiến tranh: những cảnh chiến đấu, cháy nổ với số đông quân lính, những pha bạo lực, đấm đá đẫm máu, rớt tay rớt chân... Không! Phim không giống như môt quyển truyện tranh với hình ảnh rõ nét, mà giống như một bộ tiểu thuyết đòi hỏi tận dụng đến Nơ-ron.
Cốt truyện kể về ba chàng lính thuộc đội gỡ bom Delta làm nghĩa vụ ở Iraq , trong đó Williams James là đội trưởng mới, thay thế cho người cũ đã hy sinh. Mới đầu, tính khí kì quặc bất cần của James gây khó chịu cho hai đồng đội làSanbo và Eldridge. Sanbo là một chàng lính da đen có kinh nghiệm, anh cảm thấy bực bội với lối hành xử ngang ngược của James, thậm chí có lúc muốn giết James dưới lớp vỏ một tai nạn. Nhưng theo thời gian, mối quan hệ của cả ba trở nên sâu sắc hơn, và tính cách cũng như suy nghĩ, cảm xúc của mỗi người dần lộ ra, dần thay thế cho hình tượng chiếc áo U.S Army khô khan đầy bụi họ vẫn mang. Có thể nói, điểm thành công của phim là miêu tả được rất rõ nội tâm nhân vật, không thông qua tự sự, mà thông qua hành động, hành động, và hành động.
Sanbo và Eldridge là những người lính rất bình thường, dù cho vẫn xuất hiện những mâu thuẫn và phức tạp. Sanbo bề ngoài cứng rắn, có trách nhiệm, có tinh thần lãnh đạo nhất, nhưng lại là người giàu cảm xúc và mong manh nhất. Cảnh cuối phim, anh khóc và nói lên những lời “Tôi không muốn chết”, “tôi muốn một đứa con”. Eldridge thì mờ nhạt hơn, ngay từ đầu đã nhất quán trong tính cách, không thích chiến tranh, không thích bắn giết, bị ám ảnh về những giây phút sống, dễ kích động và hoảng loạn khi thấy đồng đội hy sinh: một tay không hẳn “non gan” nhưng hoàn toàn không phù hợp với chiến trận. Khi bị thương và được chuyển đi, có thể thấy dù miệng trách mắng James, Eldridge vẫn không giấu nổi sự vui mừng được biến khỏi Bagda. Hai nhân vật này đại diện cho lớp nhân vật “thực tế” đầy qui phạm dễ dàng nhìn thấy ở bất kì bộ phim chiến tranh nào. Nhưng với Williams James thì hoàn toàn khác, mới là điểm khác biệt của bộ phim.
Ở James tràn ngập những mâu thuẫn, và liên tiếp đặt ra những câu hỏi. Tính cách của anh đặc biệt được yêu thích ở những phút đầu. Một mẫu chiến binh ngang tàng, tự do, không lệ thuộc. Anh xung phong gỡ bom mà không cần Robot khảo sát, vứt headphone liên lạc khi thấy phiền phức, tháo bộ đồ bảo hộ “Nếu tôi chết, tôi muốn chết nhẹ nhàng” – mẫu anh hùng của Zoro, Sinbad hay Robinhood. Thích nghe Metal rock, bỏ tấm chắn cửa (tạo ra nguy cơ xơi kẹo đồng trong lúc ngủ) chỉ vì “Tôi thích ánh sáng mặt trời”, uống rượu thay nước, cộng với thành tích gỡ gần 900 quả bom, James hiện lên như một chiến binh xuất chúng nhưng thầm lặng, thầm lặng mà phô trương.
Theo diễn tiến phim, người xem lại được chứng kiến một James khác, một nhân cách rất “người”, rất sinh động. Anh là một đội trưởng biết hy sinh (nhường nước uống cho Sanbo), rất trách nhiệm và biết truyền niềm tin (động viên Edridge lau máu trên đạn khi anh này đang lúng túng và run rẩy). James còn là người giàu tình cảm và yêu trẻ em, anh đùa giỡn với chú bé tự xưng Beckham (mua vài cái DVD và giả chơi bóng đá để tặng cậu 5 Đôla). Khi Beckham chết thảm vì bị lũ khủng bố nhét bom vào bụng, James nuốt nước mắt mổ lấy khối bom để bảo toàn thân xác cậu, sau đó là nỗ lực trả thù bất thành. Luôn cứng rắn trong mọi tình huống, nhưng lại có lúc tỏ ra chán chường và căm phẫn. Rõ ràng, anh có nhận thức rõ ràng về chiến tranh, một góc độ nào đó, căm ghét chiến tranh. Điều đáng nói là, như câu dẫn đầu phim – chẳng phải để tăng thêm độ lãng mạn, mà là chủ đề “War is a drug” (Chiến tranh là thuốc gây nghiện), James “nghiện” chiến tranh và không thể sống thiếu nó. Câu trả lời nằm ở đó.
James không thể trở thành một người bình thường được nữa. Anh đủ trí tuệ để hiểu đầy đủ sự tàn nhẫn, chồng chất lên đó, là “tình yêu” dành cho những phút giây ở hai bờ sống chết. Nó vừa giống tình yêu nghề nghiệp, vừa giống như một thứ bệnh, khi mùi bom và thuốc súng, cái nắng nóng sa mạc và bộ độ gỡ bom đã ăn sâu vào máu thịt. Nó chính là một góc khác của chiến tranh, nó là con quái vật gặm nhấm dần linh hồn con người, và từ từ chiếm hữu họ. James không còn đường lui nữa. Anh có một người vợ, một đứa con, anh yêu thương nhưng không thuộc về. Dù cay đắng, dù căm ghét đến đâu, James đã là một phần của cuộc chiến, sự bất cần đời anh thể hiện không phải của một anh hùng coi thường cái chết, mà của một kẻ cùng đường coi thường sự sống. Nó là nỗi đau, là hội chứng, là sự ám ảnh, khiến James không thể hòa nhập vào cuộc sống thường nhật. Anh đau khổ khi trở về với gia đình, thẫn thờ tìm mua một lốc sữa hay gạt những chiếc lá bám trên mái. Cuối cùng, anh quyết định trở lại Iraq, vòng xoay 365 ngày bắt đầu lại, một vòng xoay vô tận cho James, cho những kẻ lỡ xơi loại ma túy này, và chỉ có cái chết mới là một kết thúc hợp lý và mãn đầy.
Hiện thực cuộc chiến Iraq có lẽ là mảng kém thuyết phục nhất. Người ta dễ dàng nhận ra sự yếu kém trong dàn cảnh vì kinh phí nhỏ hẹp. Do đó, thay vì tập trung vào xây dựng bối cảnh, nữ đạo diễn Kathryn Bigelow lấy hiệu ứng tâm lý đè lên thay, và bà đã thành công. Những người dân Iraq xuất hiện từ các ổ cửa sổ, trên ban công, những thằng bé trong hẻm tối, như những bóng ma trong một thành phố chết. Một tay quay phim mà theo Sanbo “Chờ đưa lên Youtube” những cảnh đội phá bom “nổ banh xác”, một đoạn giao tranh với các tay súng nổi loạn, thằng bé Becks bị gắn bom vào bụng, cảnh người đàn ông Iraq nổ tung trước sự bất lực của James. Những tình tiết này đủ “sức nặng” để khiến người ta tập trung vào, và quên đi những thiếu sót khác.
Xét cho cùng, The hurt Locker giật Oscar cũng bởi “Avatar” không phải là đối thủ quá nặng kí, hay không phù hợp với tính chất của viện hàn lâm. Xu hướng của Oscar đang dần theo hướng “xã hội hóa” – nghĩa là đề cao giá trị hiện thực và giá trị xã hội của tác phẩm. Huống gì, Avatar thật sự không quá xuất sắc. Nếu đặt vào một bối cảnh khác, khoảng 1 hay 2 năm nữa, nếu không phải vì đánh dấu mở đầu cho trào lưu 3D và cuộc cách mạng về công nghệ, chắc chắn Avatar sẽ không được chú ý và đánh giá cao như thế. James Cameron thua ở Oscar lần thứ 82 này là điều đã được dự báo trước, chẳng phải như ông bào chữa “Các thành viên viện Hàn Lâm vẫn ghét tôi vì câu nói ấy” [năm 97, khi nhận giải Oscar cho siêu phẩm Titanic, James phát biểu đầy ngạo mạn: “I’m the king of the world” (tôi là vua của thế giới), nhiều người đã bày tỏ thái độ khó chịu ra mặt trước câu nói này của ông]. Nói mỉa mai, “Avatar” đã thất bại một cách xứng đáng.
Phim Oscar thì chưa bao giờ dễ xem, theo nghĩa bạn khó có thể thoải mái ăn bỏng ngô và cười sặc sụa từ đầu đến cuối. Kế thừa “Slumdog Millionaine” của mùa 08, “The Hurt Locker” tiếp tục đóng vai chàng David hạ gục Goliath, khẳng định tầm quan trọng của nội dung so với hình thức, rằng sự chênh lệch kinh phí không dẫn đến sự chênh lệch trong việc tạo ra những giá trị điện ảnh đích thực. Nó còn đánh dấu sự kiện một phụ nữ dành giải thưởng danh giá “Đạo diễn xuất sắc nhất” trong 82 năm lịch sử Oscar. Điều thú vị Kathryn chính là vợ cũ của James Cameron, điều này khiến ông dễ chịu hay cay cú hơn thì chỉ ông mới biết.
Sự tiến bộ của “The hurt locker” ở chỗ không ủng hộ hay phản đối phe nào trong cuộc chiến. Đơn thuần, là vẽ ra những bức tranh tối tăm về con người, chiến tranh thì không phải một trò vui. Cái chết có thể đến bất kì lúc nào. Có điều, ở ranh giới sinh tử ấy, có người tìm thấy tình yêu cuộc sống và muốn sống, thì cũng có người bị kẹt lại vĩnh viễn, phương diện nào cũng là bi kịch. Còn chân lý ư? chân lý thì chẳng bao giờ thay đổi, dù nói như nhà hiền triết hay kẻ thô kệch: Chiến tranh luôn giữ vị trí số 1 trong những phát minh khốn nạn nhất của loài người.
HD;SubViethd.tk/https://drive.google.com/file/d/0B1PucPsw0CIFcVZuQjZiNkpGZG8/view|
The Hurt Locker (2008)
Status:Hoàn Tất SubViet HD
Thể loại: Phim Hành Động, Phim Tâm Lý, Phim Chiến Tranh
Quốc gia: Mỹ
Đạo diễn: Kathryn Bigelow
Diễn viên: Jeremy Renner, Anthony Mackie, Brian Geraghty, Guy Pearce, Ralph Fiennes, David Morse, Evangeline Lilly, Christian Camargo, Suhail Aldabbach, Christopher Sayegh, Nabil Koni, Sam Spruell, Sam Redford, Feisal Sadoun, Barrie Rice
Thời lượng: 131 phút
Năm phát hành: 2008
Thông Tin Phim
Phim Phim Hành Động Phim Tâm Lý Phim Chiến Tranh : Chiến Dịch Sói Sa Mạc (2008), Hoàn Tất SubViet HD
Giống như phần lớn các bộ phim Oscar khác, “The Hurt Locker” tạo ra một lớp sương mù dày đặc trong hầu hết thời gian (và sau khi xem xong) trong tâm trí. Nó là sự kết hợp khá khớp giữa những yếu tố nghệ thuật mà – không hiểu sao – mỗi cảnh phim lại gợi nhớ đến “No country for old men”, dù ít có sự tương đồng về nội dung: cái nhịp phim lê thê, có vẻ dài đến vô tận, không khí căng thẳng cực độ, tính cách nhân vật rất đặc thù vừa mang tính hình tượng lại vừa mang tính đại chúng (nghĩa là ta vừa cảm thấy rất mới lạ lại như mới gặp ở đâu đó trên đường về từ siêu thị). Trên hết là những tầng tầng lớp lớp ý nghĩa đan xen, không có một chủ đề nào là chính hay là phụ, tạo ra nhiều hướng rẽ trong tư duy. Đơn giản thế này, người ta sẽ bực mình vì không quán triệt được nội dung phim, nhưng lại hài lòng khi thấy đạo diễn lên ẵm tượng vàng.
Là bộ phim chiến tranh, đề tài không mới, dù cho là chiến tranh Iraq . Những Grace is gone, In the valley of Elah,Redacted… ra đời trước đó đã chứng mình cho chân lý “mọi thứ đều có thể lên phim” của Hollywood . Nhưng hầu hết đều thất bại thảm hại, khiến người ta dành hẳn cả một lời nguyền dành cho dòng phim về Iraq này, về cái “dớp” khi làm phim về cuộc chiến bắt đầu năm 2003. “The hurt locker” còn bất lợi hơn nhiều so với các “thế hệ” đi trước: đạo diễn là phụ nữ và không mấy thành công trước đó, kinh phí cực thấp: 11 triệu Đôla (Avarta là 300 triệu), khi trình rạp cũng không thu hút được khán giả. Con đường đến giải Oscar còn gian nan hơn: đạo diễn sản xuất bị cấm dự giải, những cựu binh Iraq lên tiếng phản đối là phản ánh không đúng sự thật, một thành viên của BGK gửi mail cho những người khác khuyến khích bầu cho phim bị phát hiện, gây nên bất bình cho khán giả.
Nếu người xem chờ đợi một bộ phim hoành tráng cỡ“Saving Private Ryan” hay “Chindler’s list”, chắc chắn chỉ 30 phút đầu phim sẽ khiến họ bỏ về. “The hurt Locker” không có những yếu tố thường thấy (và thường ăn khách) của dòng phim chiến tranh: những cảnh chiến đấu, cháy nổ với số đông quân lính, những pha bạo lực, đấm đá đẫm máu, rớt tay rớt chân... Không! Phim không giống như môt quyển truyện tranh với hình ảnh rõ nét, mà giống như một bộ tiểu thuyết đòi hỏi tận dụng đến Nơ-ron.
Cốt truyện kể về ba chàng lính thuộc đội gỡ bom Delta làm nghĩa vụ ở Iraq , trong đó Williams James là đội trưởng mới, thay thế cho người cũ đã hy sinh. Mới đầu, tính khí kì quặc bất cần của James gây khó chịu cho hai đồng đội làSanbo và Eldridge. Sanbo là một chàng lính da đen có kinh nghiệm, anh cảm thấy bực bội với lối hành xử ngang ngược của James, thậm chí có lúc muốn giết James dưới lớp vỏ một tai nạn. Nhưng theo thời gian, mối quan hệ của cả ba trở nên sâu sắc hơn, và tính cách cũng như suy nghĩ, cảm xúc của mỗi người dần lộ ra, dần thay thế cho hình tượng chiếc áo U.S Army khô khan đầy bụi họ vẫn mang. Có thể nói, điểm thành công của phim là miêu tả được rất rõ nội tâm nhân vật, không thông qua tự sự, mà thông qua hành động, hành động, và hành động.
Sanbo và Eldridge là những người lính rất bình thường, dù cho vẫn xuất hiện những mâu thuẫn và phức tạp. Sanbo bề ngoài cứng rắn, có trách nhiệm, có tinh thần lãnh đạo nhất, nhưng lại là người giàu cảm xúc và mong manh nhất. Cảnh cuối phim, anh khóc và nói lên những lời “Tôi không muốn chết”, “tôi muốn một đứa con”. Eldridge thì mờ nhạt hơn, ngay từ đầu đã nhất quán trong tính cách, không thích chiến tranh, không thích bắn giết, bị ám ảnh về những giây phút sống, dễ kích động và hoảng loạn khi thấy đồng đội hy sinh: một tay không hẳn “non gan” nhưng hoàn toàn không phù hợp với chiến trận. Khi bị thương và được chuyển đi, có thể thấy dù miệng trách mắng James, Eldridge vẫn không giấu nổi sự vui mừng được biến khỏi Bagda. Hai nhân vật này đại diện cho lớp nhân vật “thực tế” đầy qui phạm dễ dàng nhìn thấy ở bất kì bộ phim chiến tranh nào. Nhưng với Williams James thì hoàn toàn khác, mới là điểm khác biệt của bộ phim.
Ở James tràn ngập những mâu thuẫn, và liên tiếp đặt ra những câu hỏi. Tính cách của anh đặc biệt được yêu thích ở những phút đầu. Một mẫu chiến binh ngang tàng, tự do, không lệ thuộc. Anh xung phong gỡ bom mà không cần Robot khảo sát, vứt headphone liên lạc khi thấy phiền phức, tháo bộ đồ bảo hộ “Nếu tôi chết, tôi muốn chết nhẹ nhàng” – mẫu anh hùng của Zoro, Sinbad hay Robinhood. Thích nghe Metal rock, bỏ tấm chắn cửa (tạo ra nguy cơ xơi kẹo đồng trong lúc ngủ) chỉ vì “Tôi thích ánh sáng mặt trời”, uống rượu thay nước, cộng với thành tích gỡ gần 900 quả bom, James hiện lên như một chiến binh xuất chúng nhưng thầm lặng, thầm lặng mà phô trương.
Theo diễn tiến phim, người xem lại được chứng kiến một James khác, một nhân cách rất “người”, rất sinh động. Anh là một đội trưởng biết hy sinh (nhường nước uống cho Sanbo), rất trách nhiệm và biết truyền niềm tin (động viên Edridge lau máu trên đạn khi anh này đang lúng túng và run rẩy). James còn là người giàu tình cảm và yêu trẻ em, anh đùa giỡn với chú bé tự xưng Beckham (mua vài cái DVD và giả chơi bóng đá để tặng cậu 5 Đôla). Khi Beckham chết thảm vì bị lũ khủng bố nhét bom vào bụng, James nuốt nước mắt mổ lấy khối bom để bảo toàn thân xác cậu, sau đó là nỗ lực trả thù bất thành. Luôn cứng rắn trong mọi tình huống, nhưng lại có lúc tỏ ra chán chường và căm phẫn. Rõ ràng, anh có nhận thức rõ ràng về chiến tranh, một góc độ nào đó, căm ghét chiến tranh. Điều đáng nói là, như câu dẫn đầu phim – chẳng phải để tăng thêm độ lãng mạn, mà là chủ đề “War is a drug” (Chiến tranh là thuốc gây nghiện), James “nghiện” chiến tranh và không thể sống thiếu nó. Câu trả lời nằm ở đó.
James không thể trở thành một người bình thường được nữa. Anh đủ trí tuệ để hiểu đầy đủ sự tàn nhẫn, chồng chất lên đó, là “tình yêu” dành cho những phút giây ở hai bờ sống chết. Nó vừa giống tình yêu nghề nghiệp, vừa giống như một thứ bệnh, khi mùi bom và thuốc súng, cái nắng nóng sa mạc và bộ độ gỡ bom đã ăn sâu vào máu thịt. Nó chính là một góc khác của chiến tranh, nó là con quái vật gặm nhấm dần linh hồn con người, và từ từ chiếm hữu họ. James không còn đường lui nữa. Anh có một người vợ, một đứa con, anh yêu thương nhưng không thuộc về. Dù cay đắng, dù căm ghét đến đâu, James đã là một phần của cuộc chiến, sự bất cần đời anh thể hiện không phải của một anh hùng coi thường cái chết, mà của một kẻ cùng đường coi thường sự sống. Nó là nỗi đau, là hội chứng, là sự ám ảnh, khiến James không thể hòa nhập vào cuộc sống thường nhật. Anh đau khổ khi trở về với gia đình, thẫn thờ tìm mua một lốc sữa hay gạt những chiếc lá bám trên mái. Cuối cùng, anh quyết định trở lại Iraq, vòng xoay 365 ngày bắt đầu lại, một vòng xoay vô tận cho James, cho những kẻ lỡ xơi loại ma túy này, và chỉ có cái chết mới là một kết thúc hợp lý và mãn đầy.
Hiện thực cuộc chiến Iraq có lẽ là mảng kém thuyết phục nhất. Người ta dễ dàng nhận ra sự yếu kém trong dàn cảnh vì kinh phí nhỏ hẹp. Do đó, thay vì tập trung vào xây dựng bối cảnh, nữ đạo diễn Kathryn Bigelow lấy hiệu ứng tâm lý đè lên thay, và bà đã thành công. Những người dân Iraq xuất hiện từ các ổ cửa sổ, trên ban công, những thằng bé trong hẻm tối, như những bóng ma trong một thành phố chết. Một tay quay phim mà theo Sanbo “Chờ đưa lên Youtube” những cảnh đội phá bom “nổ banh xác”, một đoạn giao tranh với các tay súng nổi loạn, thằng bé Becks bị gắn bom vào bụng, cảnh người đàn ông Iraq nổ tung trước sự bất lực của James. Những tình tiết này đủ “sức nặng” để khiến người ta tập trung vào, và quên đi những thiếu sót khác.
Xét cho cùng, The hurt Locker giật Oscar cũng bởi “Avatar” không phải là đối thủ quá nặng kí, hay không phù hợp với tính chất của viện hàn lâm. Xu hướng của Oscar đang dần theo hướng “xã hội hóa” – nghĩa là đề cao giá trị hiện thực và giá trị xã hội của tác phẩm. Huống gì, Avatar thật sự không quá xuất sắc. Nếu đặt vào một bối cảnh khác, khoảng 1 hay 2 năm nữa, nếu không phải vì đánh dấu mở đầu cho trào lưu 3D và cuộc cách mạng về công nghệ, chắc chắn Avatar sẽ không được chú ý và đánh giá cao như thế. James Cameron thua ở Oscar lần thứ 82 này là điều đã được dự báo trước, chẳng phải như ông bào chữa “Các thành viên viện Hàn Lâm vẫn ghét tôi vì câu nói ấy” [năm 97, khi nhận giải Oscar cho siêu phẩm Titanic, James phát biểu đầy ngạo mạn: “I’m the king of the world” (tôi là vua của thế giới), nhiều người đã bày tỏ thái độ khó chịu ra mặt trước câu nói này của ông]. Nói mỉa mai, “Avatar” đã thất bại một cách xứng đáng.
Phim Oscar thì chưa bao giờ dễ xem, theo nghĩa bạn khó có thể thoải mái ăn bỏng ngô và cười sặc sụa từ đầu đến cuối. Kế thừa “Slumdog Millionaine” của mùa 08, “The Hurt Locker” tiếp tục đóng vai chàng David hạ gục Goliath, khẳng định tầm quan trọng của nội dung so với hình thức, rằng sự chênh lệch kinh phí không dẫn đến sự chênh lệch trong việc tạo ra những giá trị điện ảnh đích thực. Nó còn đánh dấu sự kiện một phụ nữ dành giải thưởng danh giá “Đạo diễn xuất sắc nhất” trong 82 năm lịch sử Oscar. Điều thú vị Kathryn chính là vợ cũ của James Cameron, điều này khiến ông dễ chịu hay cay cú hơn thì chỉ ông mới biết.
Sự tiến bộ của “The hurt locker” ở chỗ không ủng hộ hay phản đối phe nào trong cuộc chiến. Đơn thuần, là vẽ ra những bức tranh tối tăm về con người, chiến tranh thì không phải một trò vui. Cái chết có thể đến bất kì lúc nào. Có điều, ở ranh giới sinh tử ấy, có người tìm thấy tình yêu cuộc sống và muốn sống, thì cũng có người bị kẹt lại vĩnh viễn, phương diện nào cũng là bi kịch. Còn chân lý ư? chân lý thì chẳng bao giờ thay đổi, dù nói như nhà hiền triết hay kẻ thô kệch: Chiến tranh luôn giữ vị trí số 1 trong những phát minh khốn nạn nhất của loài người.
Bình luận về phim: